Bạch chỉ
Bạch chỉ dùng làm dược liệu (Radix Angelicae dahuricae) là rễ phơi khô của cây Bạch
chỉ - Angelica dahurica Benth.et
Hook.f., họ Hoa tán – Apiaceae.
Dược liệu Bạch chỉ |
1. Mô tả đặc điểm thực vật cây Bạch chỉ
Đặc điểm thực vật cây bạch chỉ |
- Cây thuộc thảo, thân rỗng, mặt ngoài màu tím hồng, phần dưới của thân nhẵn, phần trên chỗ gần cụm hoa thì có lông ngắn. Nếu để cây phát triển thì có thể cao đến 2m. Lá ở gốc to, có bẹ ôm lấy thân, phiến lá 2-3 lần xẻ lông chim, thuỳ hình trứng, mép có răng cưa.
- Cụm hoa tán kép.
2. Thành phần hóa học Bạch chỉ
Ngoài tinh dầu, trong rễ
củ có các dẫn chất coumarin: Scopoletin, bergapten…
3. Tác dụng và công dụng của Bạch chỉ
- Bạch chỉ có tác dụng làm hạ sốt, giảm đau. Liều nhỏ làm tăng huyết áp, mạch chậm, hơi thở kéo dài, liều cao có thể gây co giật, tê liệt toàn thân khi thí nghiệm súc vật. Bạch chỉ có tác dụng làm giãn động mạch vành. Tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi khuẩn: Escherichia coli, Shigella dysenteriae, Salmonella typhi.
- Trong đông y dùng để chữa cảm sốt, nhức đầu, đặc biệt vùng trán, ngạt mũi do bị lạnh. Chữa đau nhức răng, bị thương tích viêm tấy. Chữa khí hư ở phụ nữ.
- Ngày dùng 5-10g.
Trên đây là một số thông tin về Bạch chỉ, dược liệu thường được phối hợp trong các thang thuốc điều trị các chứng sưng, viêm nói chung. Trong thực tế, Bạch chỉ phối hợp với một số vị thuốc khác điều trị các bệnh tai mũi họng như cúm, viêm xoang khá hiệu quả.
Nhận xét
Đăng nhận xét