Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2017

Đại phong tử

Hình ảnh
Đại phong tử   Tên khoa học: Hydnocarpus anthelmintica Pier.  Họ Mùng quân – Flacourtiaceae. Cây đại phong tử 1. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây đại phong tử hay còn gọi là chùm bao lớn, thuộc loại cây to, có thể cao đến 20-30cm, lá nguyên dài, non thì mềm, màu hồng, già thì khô và dai. Hoa màu hồng, đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá, có khi có cả hoa đơn tính. Quả to bằng quả bưởi, hình cầu, vỏ dày chứa nhiều hạt có cạnh, nội nhũ có chứa dầu. Mọc hoang ở rừng rậm khá phổ biến ở nước ta, nhiều nhất là rừng miền trung, ngoài ra còn được trồng làm bóng mát ở các thành phố (Hà Nội), Còn mọc ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan… 2. Bộ phận dùng Bộ phận dùng là Hạt  – Semen Hydnocarpin. Khi quả chín (tháng 8-9) hái về đập vỡ lấy hạt, loại bỏ tạp chất phơi khô hoặc sấy khô để ép dầu. Dầu đại phong tử - Oleum Hydnocarpin hoặc Oleum Chaulmoograe được điều chế bằng phương pháp ép hay chiết bằng dung môi hữu cơ hạt đại phong tử và một số hạt cây khác thuộc họ Mùn

Thầu dầu

Hình ảnh
Thầu dầu là loài cây mọc hoang và có được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta, chủ yếu ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Thầu dầu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian từ xa xưa. Ngày nay thầu dầu còn là nguyên liệu để lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Lá cây thầu dầu 1. Mô tả đặc điểm thực vật và phân bố của cây Thầu dầu Thầu dầu tên  khoa học  Ricinus communis L.  Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Cây sống dại, có thể cao 5-6m, lá mọc so le có cuống dài. Lá kèm sớm rụng, gân lá toả tròn. Phiến lá chia thành 5-7 thuỳ, khía răng cưa. Cụm hoa là chùm xim. Hoa đơn tính không cánh. Hoa đực ở phía dưới cụm hoa, hoa cái ở phía trên. Hoa đực có 5 lá đài và nhiều nhị phân nhánh mang 1 ô của bao phấn. Hoa cái có 3 lá đài và 3 noãn. Bầu thượng 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn, ngoài có gai mềm. Quả khô gồm có 3 ngăn vỏ cứng, trên mỗi ngăn có một rãnh nông, khi chín nứt thành 6 mảnh. Hạt có mồng, vỏ bên ngoài cứng và có vân, nội nhũ chứa nhiều dầu. Thầu dầu mọc hoang và

Cánh kiến đỏ

Hình ảnh
Cánh kiến đỏ (Lacca)  là chất nhựa tự nhiên do sâu cánh kiến Laccifer lacca Kerr. thuộc họ Sâu cánh kiến ( Lacciferidae ) hút từ dịch vỏ cây tiết ra. Sâu cánh kiến thường chỉ gặp ở Ấn Độ, Pakixtan, Miến điện, Srilanka, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, và Đông Dương.  Nhu cầu thế giới lên tới 5 vạn tấn 1 năm.   Vòng đời của sâu là 6 tháng, nên mỗi năm có 2 vụ thu hoạch: Vụ chiêm (tháng 4-5) và vụ mùa (tháng 9-10). Nhựa cánh kiến đỏ  Ở VN, có 241 cây có thể làm cây chủ đối với sâu cánh kiến, mấy cây chính là: Đậu thiều, Cọ phèn, Cọ khiết, Pia niếng, Sung, Đa, Nhãn, Vải, Táo.  Cánh kiến đỏ có nhiểu ở tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Tây Ninh. Sâu cánh kiến cho mấy sản phẩm: Nhựa hạt, nhựa vẩy, nhựa tẩy trắng. Nhựa cánh kiến đỏ chưa sơ chế 1. Thành phần hóa học của Cánh kiến đỏ Cánh kiến đỏ chứa: Nhựa 4%: Gồm nhựa mềm tan trong ether (25%) và nhựa cứng không tan trong ether (75%). Nhựa là hỗn hợp các poliester dẫn chất c

Cánh kiến trắng

Hình ảnh
Cánh kiến trắng dùng làm dược liệu là nhựa của cây cánh kiến trắng ( Tên khoa học: Styrax sp.  Họ Bồ đề - Styracaceae ).  Ở Việt Nam  có 4 loài: Styrax tonkinensis Pierre, Styrax benzoic Dryand , Styrax agrestis G. Don, Styrax annamensis Guill.  Loài Styrax tonkenensis có nhiều nhất ở VN, tiết ra nhiều nhựa nhất, được Dược Điển VN I công nhận. Nhựa cánh kiến trắng 1. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây gỗ lớn cao 20m, vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông nhẵn. Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5-7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5 thuỳ xếp lợp, có lông tơ vàng. Nhị 10. Quả hình trứng có lông sao, phía dưới mang đài tồn tại. Ra hoa tháng 5-6. Quả chín tháng 9-10. Mọc trong rừng vùng trung du nhất là ở các nương rẫy các tỉnh Hoà Bình, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ A

Công dụng chữa bệnh của Ổi

Hình ảnh
Ổi là cây ăn quả phổ biến ở nước ta, có ở khắp mọi nơi và là thứ quả dân dã. Quả ổi khi còn xanh có vị chát và chua, khi chín có vị ngọt và mùi thơm rất hấp dẫn. Cây ổi ngoài vai trò là cây ăn quả phổ biến còn được nhân dân ta lấy búp và lá làm thuốc trong một số trường hợp. Ngoài vai trò là cây ăn quả, búp ổi và lá ổi còn được dùng làm thuốc chữa bệnh 1. Bộ phận dùng làm thuốc của Ổi Bộ phận dùng làm thuốc của ổi là lá  chồi kèm theo 2-4 lá đã mở của cây Ổi –   Psidium guyava L., họ Sim – Myrtaceae. 2. Mô tả cây ổi Cây cao 4-5m, cành non có 4 cạnh. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục. Lá non phủ lông trắng nhạt, vị chát. Vỏ thân nhẵn, khi già long ra từng mảng. Hoa trắng mọc riêng lẻ 2-3 cái một ở kẽ lá, 4-5 lá đài, 4-5 cánh hoa, rất nhiều nhị, bầu dưới 5 ô. Quả hình cầu khi xanh có vị chua và chát, chín có vị ngọt. Cây trồng lấy quả ăn. Ổi được trồng khắp nơi ở nước ta. 3. Thành phần hóa học Búp và lá non chứa tanin 8-9%. Trong lá còn có các flavonoid: quercetin, leuc

Ngũ bội tử

Hình ảnh
Ngũ bội tử lâ loại dược liệu có vị chát thường dùng điều trị bệnh tiêu hóa và sát trùng ngoài da. Trong thực tế có 2 loại ngũ bội tử, phân loại dựa trên nguồn gốc. Ngũ bội tử 1. Phân loại ngũ bội tử Ngũ bội tử Âu Ngũ bội tử Âu là tổ tạo nên của một loài côn trùng cánh màng – Cynips gallae tinctoriae Olivier khi loài côn trùng này chích để đẻ trứng trên chồi cây sên – Quercuss lusitanica Lamk. Var . infectoria Olivier. Trong quá trình phát triển của sâu non các mô thực vật bao quanh sâu non cũng phát triển to dần tạo thành tổ sâu. Ngũ bội tử Á Ngũ bội tử Á do loài sâu Schlechtendalia chinensis Bell. tạo nên trên cây muối – Dhus chinensis Mill. Cây muối là cây nhỏ cao 2-8 m. Lá kép lông chim lẻ, mép lá chét có khía răng cưa, lá có lông mềm, cuống lá hình trụ có cánh. Cây muối mọc ở các tỉnh miền núi nước ta như: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai… 2. Mô tả dược liệu Ngũ bội tử  có hình dạng không nhất định, loại Âu thường là hình cầu có 1 cuống ngắn, đường kính 10-25mm

Công dụng chữa bệnh của Sài đất

Hình ảnh
Sài đất là loài cỏ dại có ở nhiều nơi trên đất nước ta, thường mọc ở nơi ẩm ướt. Sài đất còn được gọi với những tên khác như húng trám, ngổ núi, cúc giáp,...Trong dân gian, sài đất thường được sử dụng tươi để làm thuốc chữa bệnh. Cây sài đất 1. Sài đất là cây gì? Sài đất có tên khoa học là  Wedelia calendulacea Less., họ Cúc – Asteraceae. Sài đất là một loài cỏ sống dai, mọc bò. Thân lan tới đâu thì mọc rễ ở đấy, có thể cao hơn 50cm. Thân và lá có lông ráp. Lá gần như không có cuống, mọc đối, hình bầu dục thon, hai đầu hơi nhọn, có lông cứng ở cả 2 mặt. Mép có răng cưa to và nông. Lá tươi vò có mùi như trám và để lại màu xanh đen ở tay, lá có thể ăn như rau húng nên nhân dân có nơi còn gọi là húng trám.  Cụm hoa hình đầu màu vàng, có cuống dài 5-10cm mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Cây sài đất trước đây mọc hoang, hiện nay được trồng tại nhiều nơi, trồng bằng những mẩu thân, rất dễ sống. 2. Thành phần hóa học của Sài đất Cây chứa một ít tinh dầu, nhiều muối vô cơ, có

Bạch chỉ

Hình ảnh
Bạch chỉ dùng làm dược liệu (Radix Angelicae dahuricae) là rễ phơi khô của cây Bạch chỉ - Angelica dahurica Benth.et Hook.f., họ Hoa tán – Apiaceae. Dược liệu Bạch chỉ 1. Mô tả đặc điểm thực vật cây Bạch chỉ Đặc điểm thực vật cây bạch chỉ Cây thuộc thảo, thân rỗng, mặt ngoài màu tím hồng, phần dưới của thân nhẵn, phần trên chỗ gần cụm hoa thì có lông ngắn. Nếu để cây phát triển thì có thể cao đến 2m. Lá ở gốc to, có bẹ ôm lấy thân, phiến lá 2-3 lần xẻ lông chim, thuỳ hình trứng, mép có răng cưa.  Cụm hoa tán kép. 2. Thành phần hóa học Bạch chỉ Ngoài tinh dầu, trong rễ củ có các dẫn chất coumarin: Scopoletin, bergapten… 3. Tác dụng và công dụng của Bạch chỉ Bạch chỉ có tác dụng làm hạ sốt, giảm đau. Liều nhỏ làm tă ng huyết áp, mạch chậm, hơi thở kéo dài, liều cao có thể gây co giật, tê liệt toàn thân khi thí nghiệm súc vật. Bạch chỉ có tác dụng làm giãn động mạch vành. Tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi khuẩn:  Escherichia coli, Shigella dysente

Hà thủ ô đỏ

Hình ảnh
Hà thủ ô đỏ là một dược liệu quý và nổi tiếng ở tác dụng bổ máu, bổ gan thận. Câu nói "Muốn cho xanh tóc đỏ da- Rủ nhau lên núi tìm Hà thủ ô" vẫn được dân gian truyền tai nhau cũng xuất phát từ tác dụng ấy của Hà thủ ô. Dược liệu Hà thủ ô đỏ 1. Hà thủ ô đỏ là gì? Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) dùng làm dược liệu là Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorum Thunb.), họ Rau răm - Polygonaceae . 2. Đặc điểm thực vật cây Hà thủ ô đỏ Đặc điểm thực vật Hà thủ ô đỏ Dây leo sống nhiều năm, thân mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, mặt thân trong nhẵn không có lông. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình tim hẹp, dài 4- 8 cm, rộng 2,5- 5 cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hoặc hình mũi tên. Mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả 2 mặt đều nhẵn và không có lông. Lá kèm mòng màu nâu nhạt ôm lấy thân. Hoa mọc thành chùm nhiều nhánh, hoa nhỏ, đường kính 2 mm có cuống ngắn 1

Cốt khí củ

Hình ảnh
Cốt khí củ (Radix Polygoni cuspidate) làm dược liệu là rễ phơi khô của cây cốt khí củ - tên khoa học  Polygonum cuspidatum Sieb. Et Zucc., họ Rau răm – Polygonaceae. Cốt khí củ 1. Mô tả và đặc điểm phân bố Cây cỏ sống lâu năm, cao 0,5-1m. Trên thân và cành thường có những đốm tím hồng. Lá mọc so le, cuống ngắn, bông và có màu hồng. Phiến lá hình trứng rộng, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, dài 5-12cm, rộng 3,5-8cm, đỉnh lá có mũi nhọn. Bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hoa nhỏ màu trắng. Quả 3 cạnh màu nâu dỏ.  Mọc hoang ở một số vùng miền núi. 2. Bộ phận dùng và chế biến Bộ phận dùng là  Rễ có đường kính trên 2cm, vỏ nâu, thịt vàng, lõi gỗ màu nâu sẫm.  Cốt khí củ thu hoạch tháng 10-12. Đào rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái phiến, dày 0,2-0,4cm phơi hay sấy khô. 3. Thành phần hóa học của Cốt khí củ Rễ chứa các dẫn chất anthranoid ở dạng tự do và dạng kết hợp glycoside hàm lượng 0,1-0,5%, gồm: chrysophanol, emodin, physcion, emodin 8

Đại hoàng

Hình ảnh
Đại hoàng dùng làm dược liệu (Rhizoma Rhei) là thân rễ đã cạo vỏ và phơi hay sấy khô của cây Đại hoàng, tên khoa học Rheum palmatum L. hoặc Rheum officinale Baillon hoặc giống lai của hai loài trên. Đại hoàng họ Rau răm Polygonaceae. Dược liệu Đại hoàng 1. Đặc điểm thực vật Cây thuộc thảo lớn, sống dai nhờ thân rễ to. Lá mọc thành cụm từ thân rễ, có kích thước lớn, có cuống dài, có bẹ chìa, phiến lá hình tim rộng 30- 40 cm phân thành 5- 7 thùy chính. Các thùy này có thể phân lần hai hoặc đôi khi phân lần 3. Lá của Rheum palmatum có thể có thùy sâu hơn R.officinale. Gân lá nổi mặt dưới, thường có màu đỏ nhạt. Từ năm thứ 3- 4 thì xuất hiện 1 thân mọc lên cao 1- 2 m mang một số lỗ nhỏ. Phần ngọn thân là chùm hoa hình chùy mang nhiều hoa. Bao hoa gồm 6 bộ phận màu trắng, xanh nhạt hoặc đỏ nhạt, có 9 nhị. Đại hoàng Rheum palmatum 2. Thành phần hóa học Thành phần hoạt chất trong Đại hoàng chủ yếu là các anthranoid tồn tại ở các dạng khác nhau. Anthraquinon tự do

Công dụng chữa bệnh của Muồng trâu

Hình ảnh
Muồng trâu (Folium Cassiae alatae) Dược liệu là lá chét cây muồng trâu – Cassia alata L., họ Vang – Caesalpiniaceae. Nhân dân ta thường dùng lá muồng trâu giã nát chà xát lên da để chữa hắc lào, nấm. Cây muồng trâu Folium Cassiae alatae 1. Muồng trâu là cây gì? Muồng trâu là cây nhỏ cao 1,5m có khi đến 3m, thân gỗ mềm có đường kính 10-12cm hoặc hơn. Lá kép lông chim chẵn, dài 30-40cm, có 8-14 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn. Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đôi lá chét thứ hai một quãng xa hơn so với khoảng cách giữa các đôi lá chét sau. Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa, hoa màu vàng sẫm. Quả loại đậu, dài 8-16cm, rộng 15-17mm, có hai cánh suốt theo chiều dọc của quả. Quả có tới 60 hạt. Muồng trâu mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền Trung và miền Nam nước ta. 2. Thành phần hóa học Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất đã được phân lập và xác định: chrysophanol, aloe modin

Công dụng chữa bệnh của Cốt khí muồng

Hình ảnh
Cốt khí muồng (Semen Cassiae occidentalis) là hạt phơi khô của cây cốt khí muồng, còn có tên gọi khác là vọng giang nam, muồng lá khế, dương giác đậu - Cassia occidentalis L., họ Vang – Caesalpiniaceae. Cốt khí muồng 1. Đặc điểm thực vật Cốt khí muồng là một loại cây mọc dại ở các bãi hoang, nhỏ, cao 1-2m, sống một năm hoặc nhiều năm. Cây nhẵn, lá mọc so le. Lá kép lông chim chẵn gồm 4-5 đôi lá chét. Toàn lá dài 20cm hoặc hơn. Gốc lá kép có một tuyến lớn màu nâu đen. Lá chét dài 4-9c  m, đỉnh nhọn, lá kèm hình sợi sớm rụng. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Cánh hoa màu vàng. Quả loại đậu dài 6-15cm, rộng 5-7mm, dẹt, hơi cong và hơi thắt lại giữa các hạt. Hạt dẹt dài 6mm, rộng 4mm. Vỏ hạt cứng nhẵn bóng. 2. Công dụng của Cốt khí muồng Y học dân tộc cổ truyền dùng hạt với tác dụng nhuận, giúp tiêu hoá, chữa táo bón mãn tính, chữa tê thấp. Ngoài ra còn dùng như thảo quyết minh để chữa đau mắt. Ở Ấn Độ hạt được rang lên uống có tác dụng thông tiểu, chữa ho và c

Công dụng chữa bệnh của thảo quyết minh (muồng muồng)

Hình ảnh
Thảo quyết minh hay còn gọi là muồng muồng , là loài cây mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước ta. Nhân dân ta thường thu hái quả muồng muồng già, phơi khô lấy hạt sao khô để pha nước uống hàng ngày. Thảo quyết minh không đơn thuần là nguyên liệu pha nước uống mà còn có tác dụng chữa bệnh. Thảo quyết minh hay còn gọi là cây muồng muồng 1. Thảo quyết minh là gì? Thảo quyết minh (Semen Cassia torae )  là hạt phơi khô của cây thảo quyết minh – Cassia tora L., họ Vang – Caesalpiniaceae. Nhân dân ta hay gọi bằng cái tên dân dã là Muồng muồng. Thảo quyết minh là một cây nhỏ cao 30-90cm, mọc hoang ở nhiều nơi nước ta, Campuchia, Lào, miền nam Trung Quốc. Lá kép lông chim chẵn gồm 3-4 đôi lá chét. Lá kèm hình sợi dài 1cm sớm rụng. Lá chét hình trứng ngược, phía đỉnh lá nở rộng dài 3-4 cm, rộng 12-25mm. Hoa mọc từ kẽ lá, tràng màu vàng có 1-3 chiếc. Quả loại đậu hình trụ dài 12-14cm, rộng 4mm, trong có chứa khoảng vài chục hạt. 2. Bộ phận dùng Chủ yếu là hạt đã già. Hạt hìn

Phan tả diệp

Hình ảnh
Phan tả diệp ( Folium Sennae ) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl hay cây Phan tả diệp lá nhọn Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang Caesalpiniaceae) Dược liệu Phan tả diệp ( Folium Sennae )  1. Đặc điểm thực vật học Phan tả diệp Cassi angustifolia Vahl. Là một cây nhỏ cao chừng 1m. Lá kép lông chim chẵn, thường gồm 5-8 đôi lá chét, cuống ngắn, phiến  lá chét về phía cuống hơi không đối xứng. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, gồm 6-14 hoa, cánh hoa màu vàng, nhị 10. Quả đậu hình túi, dài 4-6cm, rộng 1-17cm, khi còn non có lông trắng mềm, về sau rụng đi, trong quả có 4-7 hạt. Đặc điểm thực vật phan tả diệp 2. Phan tả diệp có ở đâu? Những cây Phan tả diệp mọc hoang và được trồng ở các nước nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ. Ngoài việc sử dụng lá người ta còn dùng cả quả 3. Thành phần hóa học Hoạt chất chính của phan tả diệp là anthraglycosid với tỉ lệ từ 1-1,5%. Thành phần chủ yếu của anthraglycosid là xenozit A và xenozid B t

Công dụng làm thuốc của Sen

Hình ảnh
Sen là một loài hoa đẹp, từng đi vào ca dao tục ngữ như là một loài hoa thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Trong đông y, Sen ( Nelumbo nucifera ) còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Nhiều bộ phận của Sen được dùng làm thuốc như liên nhục, liên tâm, liên diệp 1. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây được trồng ở vùng ao đầm có nhiều ở đồng bằng. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn, gọi là ngó sen dùng làm thực phẩm, lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ, phiến lá hình đĩa to, đường kính 40-70cm có gân toả tròn. Hoa to, gồm nhiều cánh hoa trắng - đỏ hồng, đều, lưỡng tính, nhiều nhị, bao phấn 2 ô nở ra bởi kẽ dọc, trung đới dài ra mọc thành phần trụ màu trắng gọi là hạt gạo, phần này có hương thơm dùng để ướp chè. Lá noãn nhiều và rời nhau, đựng trong một đế hoa loe hình nón ngược, vòi ngắn, núm nhụy chỉ nhô lên khỏi đế hoa, mỗi lá noãn sinh ra một quả, trong đựng một hạt, hạt không có nội nhũ, hai lá mầm nạc dày bao bọc bởi một màng mỏng, chồi mầm (