Ngũ bội tử

Ngũ bội tử lâ loại dược liệu có vị chát thường dùng điều trị bệnh tiêu hóa và sát trùng ngoài da. Trong thực tế có 2 loại ngũ bội tử, phân loại dựa trên nguồn gốc.

Ngũ bội tử
Ngũ bội tử

1. Phân loại ngũ bội tử

Ngũ bội tử Âu

Ngũ bội tử Âu là tổ tạo nên của một loài côn trùng cánh màng – Cynips gallae tinctoriae Olivier khi loài côn trùng này chích để đẻ trứng trên chồi cây sên –Quercuss lusitanica Lamk. Var. infectoria Olivier. Trong quá trình phát triển của sâu non các mô thực vật bao quanh sâu non cũng phát triển to dần tạo thành tổ sâu.

Ngũ bội tử Á

Ngũ bội tử Á do loài sâu Schlechtendalia chinensis Bell. tạo nên trên cây muối – Dhus chinensis Mill. Cây muối là cây nhỏ cao 2-8 m. Lá kép lông chim lẻ, mép lá chét có khía răng cưa, lá có lông mềm, cuống lá hình trụ có cánh. Cây muối mọc ở các tỉnh miền núi nước ta như: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai…

2. Mô tả dược liệu

Ngũ bội tử có hình dạng không nhất định, loại Âu thường là hình cầu có 1 cuống ngắn, đường kính 10-25mm, thành dầy, chắc, màu thay đổi: xám, xanh nâu, vàng nâu và thường có 1 lỗ do sâu khi trưởng thành cắn để chui ra. Loại Á thì to hơn, thành mỏng hơn, dễ vỡ vụn, màu xám hồng, bên ngoài có lông tơ ngắn và rậm. Vị của hai loại đều rất chát.

3. Thành phần hóa học

Thành phần chính của ngũ bội tử là tanin, thuộc loại tanin gallic. Ngũ bội tử Âu hàm lượng tanin từ 50-70%, ngoài ra còn có acid gallic 2-4%, acid ellagic, một ít tinh bột và calci oxalat.

4. Tác dụng và công dụng của Ngũ bội tử


  • Dùng trong viêm ruột mãn tính, giải độc do ngộ độc bằng đường uống alcaloid, kim loại nặng. Liều 2-3g thuốc sắc.
  • Dùng ngoài bôi để chữa nhiễm trùng da, vết thương chảy máu. Cách dùng để chữa trẻ em loét miệng trong đông y: phèn chua cho vào ruột ngũ tử, đem nướng rồi nghiền thành bột mịn để bôi.
  • Ngũ bội tử là nguyên liệu để chế biến tanin tinh khiết, chế mực viết.


Trên đây là một số thông tin cơ bản về Ngũ bội tử. Những thông tin này chỉ có tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu cần theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quỷ trâm thảo

Cây sừng dê hoa vàng

Công dụng chữa bệnh của Cốt khí muồng