Bài đăng

Cây sừng dê hoa vàng

Hình ảnh
Sừng dê hoa vàng là một loại dược liệu thuộc nhóm Glycosid tim, có độc tính cao. Chiết xuất sừng dê hoa vàng được sử dụng để làm thuốc điều trị suy tim có hiệu quả. Đây là loài cây khá phổ biến ở vùng miền núi trung du phía Bắc nước ta. Cần hết sức lưu ý phân biệt cây sừng dê hoa vàng với Cỏ sừng dê (dâm dương hoắc) bởi vì đây là hai loài hoàn toàn khác nhau, chỉ giống nhau ở tên gọi. Cây sừng dê hoa vàng, dược liệu thuộc nhóm glycosid tim 1. Cây sừng dê hoa vàng là gì? Cây sừng dê hoa vàng có tên khoa học  Strophanthus divaricatus Hook., họ Trúc đào Apocynaceae.  Dược liệu là hạt lấy từ cây sừng dê hoa vàng. Cây nhỏ, cao độ 3m, có nhựa mủ trắng, cành và thân cây màu nâu đen, có nhiều lỗ bì trắng nổi lên. Lá mọc đối, hình trứng dài 5-9cm, rộng 2,5-5 cm, gân lá gồm 6-8 đôi. Cuống lá dài 3-8mm, phía trên có lòng máng. Cụm hoa hình xim ở đầu cành. Đài hoa màu xanh. Tràng hoa màu vàng hình phễu, bên trên chia làm 5 thuỳ, phần phụ rất dài (đến 10cm). Bầu dưới, 2 ô. Quả gồm

Hạt thông thiên

Hình ảnh
Hạt thông thiên ( Semen Thevetiae ) là hạt của cây Thông thiên - Thevetia peruviana K. Schum họ Trúc đào – Apocynaceae. Hạt thông thiên cũng là dược liệu chứa Glycosid tim. Glycosid tim trong hạt thông thiên là Thevetin. Thông thiên- dược liệu chứa glycosid tim 1. Mô tả đặc điểm thực vật Cây nhỡ, cao chừng 4-5m, thân nhẵn, trên cành mang nhiều sẹo lá đã rụng. Lá hình mác, hẹp, dài 8-15cm, rộng 4-7mm, đơn, nguyên, nhẵn. Hoa màu vàng rất đẹp, to, mọc thành xim ở gần ngọn. Quả rất đặc biệt, hạch hình 3 cạnh dài 3-5cm, dầy chừng 2-2,5cm, hơi chia thành 4 múi, lúc chưa chín có màu xanh bóng, khi chín có màu đen bóng nhưng nhăn lại và rất mềm. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Khi bẻ cành hay châm vào quả, ta thấy nhựa mủ mới  chảy ra có màu trắng, sau chuyển thành màu đen. 2. Thành phần hóa học Chất dầu: 35-41% (phương pháp ép) hoặc 57% (phương pháp dùng dung môi). Dầu có mùi thơm, gần như mùi hạnh nhân. Một số chất heterozit, trong đó được biết rõ nhất là các chất teveti

Lá trúc đào

Hình ảnh
Trúc đào là một loài cây lâu năm cho hoa đẹp, rất dễ trồng. Vì vậy trúc đào thường được trồng làm cảnh ở nơi công cộng, làm hàng rào hay trên dải phân cách đường giao thông. Trúc đào cũng từng đi vào trong văn thơ, âm nhạc. Nói về thú vui tao nhã uống trà, cụ Nguyễn Tuân từng mô tả việc thả mấy lá trúc đào vào gánh nước cho đỡ sánh để thêm phần thi vị. Chi tiết này 100 % là cụ bịa bởi vì lá trúc đào có độc, không ai dại gì mà lại làm như thế. Trong đông y nói riêng và trong y học nói chung, lá trúc đào được sử dụng để chữa bệnh hoặc nguyên liệu bào chế thuốc chữa bệnh về tim mạch. Lá, hoa cây Trúc đào 1. Mô tả đặc điểm trúc đào Trúc đào có tên khoa học  Nerium oleander L. họ Trúc đào- Apocynaceae. Loài Nerium odorum Soland. cũng được dùng. Cây cao 3-4m, cành mọc đứng khi non có màu xanh, khi già có màu nâu xám. Lá mọc vòng 3 lá một, nguyên, hình mũi mác, màu lục nhạt ở mặt dưới, màu lục sẫm ở mặt trên. Lá tiền khai cuộn ngoài. Hoa màu hồng, có khi màu trắng xếp thành

Đại phong tử

Hình ảnh
Đại phong tử   Tên khoa học: Hydnocarpus anthelmintica Pier.  Họ Mùng quân – Flacourtiaceae. Cây đại phong tử 1. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây đại phong tử hay còn gọi là chùm bao lớn, thuộc loại cây to, có thể cao đến 20-30cm, lá nguyên dài, non thì mềm, màu hồng, già thì khô và dai. Hoa màu hồng, đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá, có khi có cả hoa đơn tính. Quả to bằng quả bưởi, hình cầu, vỏ dày chứa nhiều hạt có cạnh, nội nhũ có chứa dầu. Mọc hoang ở rừng rậm khá phổ biến ở nước ta, nhiều nhất là rừng miền trung, ngoài ra còn được trồng làm bóng mát ở các thành phố (Hà Nội), Còn mọc ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan… 2. Bộ phận dùng Bộ phận dùng là Hạt  – Semen Hydnocarpin. Khi quả chín (tháng 8-9) hái về đập vỡ lấy hạt, loại bỏ tạp chất phơi khô hoặc sấy khô để ép dầu. Dầu đại phong tử - Oleum Hydnocarpin hoặc Oleum Chaulmoograe được điều chế bằng phương pháp ép hay chiết bằng dung môi hữu cơ hạt đại phong tử và một số hạt cây khác thuộc họ Mùn

Thầu dầu

Hình ảnh
Thầu dầu là loài cây mọc hoang và có được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta, chủ yếu ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Thầu dầu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian từ xa xưa. Ngày nay thầu dầu còn là nguyên liệu để lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Lá cây thầu dầu 1. Mô tả đặc điểm thực vật và phân bố của cây Thầu dầu Thầu dầu tên  khoa học  Ricinus communis L.  Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Cây sống dại, có thể cao 5-6m, lá mọc so le có cuống dài. Lá kèm sớm rụng, gân lá toả tròn. Phiến lá chia thành 5-7 thuỳ, khía răng cưa. Cụm hoa là chùm xim. Hoa đơn tính không cánh. Hoa đực ở phía dưới cụm hoa, hoa cái ở phía trên. Hoa đực có 5 lá đài và nhiều nhị phân nhánh mang 1 ô của bao phấn. Hoa cái có 3 lá đài và 3 noãn. Bầu thượng 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn, ngoài có gai mềm. Quả khô gồm có 3 ngăn vỏ cứng, trên mỗi ngăn có một rãnh nông, khi chín nứt thành 6 mảnh. Hạt có mồng, vỏ bên ngoài cứng và có vân, nội nhũ chứa nhiều dầu. Thầu dầu mọc hoang và

Cánh kiến đỏ

Hình ảnh
Cánh kiến đỏ (Lacca)  là chất nhựa tự nhiên do sâu cánh kiến Laccifer lacca Kerr. thuộc họ Sâu cánh kiến ( Lacciferidae ) hút từ dịch vỏ cây tiết ra. Sâu cánh kiến thường chỉ gặp ở Ấn Độ, Pakixtan, Miến điện, Srilanka, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, và Đông Dương.  Nhu cầu thế giới lên tới 5 vạn tấn 1 năm.   Vòng đời của sâu là 6 tháng, nên mỗi năm có 2 vụ thu hoạch: Vụ chiêm (tháng 4-5) và vụ mùa (tháng 9-10). Nhựa cánh kiến đỏ  Ở VN, có 241 cây có thể làm cây chủ đối với sâu cánh kiến, mấy cây chính là: Đậu thiều, Cọ phèn, Cọ khiết, Pia niếng, Sung, Đa, Nhãn, Vải, Táo.  Cánh kiến đỏ có nhiểu ở tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Tây Ninh. Sâu cánh kiến cho mấy sản phẩm: Nhựa hạt, nhựa vẩy, nhựa tẩy trắng. Nhựa cánh kiến đỏ chưa sơ chế 1. Thành phần hóa học của Cánh kiến đỏ Cánh kiến đỏ chứa: Nhựa 4%: Gồm nhựa mềm tan trong ether (25%) và nhựa cứng không tan trong ether (75%). Nhựa là hỗn hợp các poliester dẫn chất c

Cánh kiến trắng

Hình ảnh
Cánh kiến trắng dùng làm dược liệu là nhựa của cây cánh kiến trắng ( Tên khoa học: Styrax sp.  Họ Bồ đề - Styracaceae ).  Ở Việt Nam  có 4 loài: Styrax tonkinensis Pierre, Styrax benzoic Dryand , Styrax agrestis G. Don, Styrax annamensis Guill.  Loài Styrax tonkenensis có nhiều nhất ở VN, tiết ra nhiều nhựa nhất, được Dược Điển VN I công nhận. Nhựa cánh kiến trắng 1. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây gỗ lớn cao 20m, vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông nhẵn. Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5-7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5 thuỳ xếp lợp, có lông tơ vàng. Nhị 10. Quả hình trứng có lông sao, phía dưới mang đài tồn tại. Ra hoa tháng 5-6. Quả chín tháng 9-10. Mọc trong rừng vùng trung du nhất là ở các nương rẫy các tỉnh Hoà Bình, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ A