Thầu dầu

Thầu dầu là loài cây mọc hoang và có được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta, chủ yếu ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Thầu dầu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian từ xa xưa. Ngày nay thầu dầu còn là nguyên liệu để lấy dầu có giá trị kinh tế cao.

Lá cây thầu dầu
Lá cây thầu dầu

1. Mô tả đặc điểm thực vật và phân bố của cây Thầu dầu

  • Thầu dầu tên  khoa học Ricinus communis L. Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.
  • Cây sống dại, có thể cao 5-6m, lá mọc so le có cuống dài. Lá kèm sớm rụng, gân lá toả tròn. Phiến lá chia thành 5-7 thuỳ, khía răng cưa. Cụm hoa là chùm xim. Hoa đơn tính không cánh. Hoa đực ở phía dưới cụm hoa, hoa cái ở phía trên. Hoa đực có 5 lá đài và nhiều nhị phân nhánh mang 1 ô của bao phấn. Hoa cái có 3 lá đài và 3 noãn. Bầu thượng 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn, ngoài có gai mềm. Quả khô gồm có 3 ngăn vỏ cứng, trên mỗi ngăn có một rãnh nông, khi chín nứt thành 6 mảnh. Hạt có mồng, vỏ bên ngoài cứng và có vân, nội nhũ chứa nhiều dầu.
  • Thầu dầu mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh: Cao bằng, Lạng sơn, Bắc giang, Vĩnh phú, Quãng nam, Đà nẵng. Ngoài ra còn mọc ở các nước Ấn độ, Châu mỹ, Châu phi. Hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 40 vạn tấn dầu thầu dầu.


Đặc điểm thực vật cây thầu dầu
Đặc điểm thực vật cây thầu dầu

2. Bộ phận dùng của cây Thầu dầu

  • Hạt thầu dầu – Semen Ricini; hạt hình bầu dục, có mồng, trông giống như con ve chó.
  • Lá thầu dầu – Folium Ricini; Dầu thầu dầu – Oleum Ricini.

3. Thành phần hóa học của thầu dầu

  • Hạt chứa 50% dầu, 26% protein trong đó ricin là một protein độc, 0,2% ricinin, ngoài ra còn có enzyme lipase, vitamin E…
  • Dầu thầu dầu là chất lỏng không màu hoặc màu hơi vàng, rất sánh, mùi đặc biệt, vị khó chịu và buồn nôn, tan trong cồn tuyệt đối, tan khoảng 30% trong cồn 900, không tan trong ether dầu hoả. Thành phần cấu tạo của dầu gồm acylglycerol của acid ricinoleic (90%), ngoài ra còn có các acid stearic, palmitic, oleic.

4. Công dụng và tác dụng của thầu dầu

  • Dầu thầu dầu có tác dụng nhuận tẩy là do acid ricinoleic. Khi vào cơ thể enzyme lipase thuỷ phân dầu giải phóng acid ricinoleic tự do, acid này kích thích nhu động ruột. Liều dùng nhuận tràng 2-10g dầu, tẩy 10-30g dầu trong 1 ngày.
  • Cracking dầu thầu dầu thu được acid undecilenic và oenanthol. Acid undecilenic dùng làm thuốc trị nấm ngoài da, oenanthol được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để tổng hợp  các chất thơm.                                                            
  • Dầu thầu dầu còn dùng để chế xà phòng, dùng làm dầu bôi trơn cho các động cơ máy bay, dầu phanh, dùng làm chất phá bọt trong các nồi hơi, nồi cất tinh dầu.
  • Hạt thầu dầu giã nhỏ chế thành thuốc cao dán để chữa viêm hạch cổ, viêm tuyến vú. Thuốc cao dán gồm nhân hạt thầu dầu kết hợp với ngũ bội tử theo tỷ lệ: 98:2, dán vào huỵêt bách hội có thể chữa sa dạ dày.
  • Theo kinh nghiệm Y học cổ truyền, lá tươi giã đắp vào gan bàn chân để chữa sót rau, hoặc đem lăn vào trước ngực và sau lưng để chữa bệnh sởi không mọc. Còn dùng diệt bọ gậy.


Trên đây là một số thông tin về cây Thầu dầu, loài cây mọc hoang nhiều ở vùng miền núi trung du phía Bắc. Dân gian có sử dụng lá thầu dầu chữa một số bệnh thông thường. Ngày nay thầu dầu còn được trồng để làm nguyên liệu lấy dầu phục vụ nhiều mục đích khác ngoài y học.

Nhận xét

  1. Bán hạt, lá hạt thầu dầu chữa bệnh
    Ai cần Liên hệ: Phong 0946.887.838 hoặc Vui 0971183688

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quỷ trâm thảo

Cây sừng dê hoa vàng

Công dụng chữa bệnh của Cốt khí muồng