Công dụng chữa bệnh của Sài đất
Sài đất là loài cỏ dại có ở nhiều nơi trên đất nước ta, thường mọc ở nơi ẩm ướt. Sài đất còn được gọi với những tên khác như húng trám, ngổ núi, cúc giáp,...Trong dân gian, sài đất thường được sử dụng tươi để làm thuốc chữa bệnh.
Cây sài đất |
1. Sài đất là cây gì?
- Sài đất có tên khoa học là Wedelia calendulacea Less., họ Cúc – Asteraceae.
- Sài đất là một loài cỏ sống dai, mọc bò. Thân lan tới đâu thì mọc rễ ở đấy, có thể cao hơn 50cm. Thân và lá có lông ráp. Lá gần như không có cuống, mọc đối, hình bầu dục thon, hai đầu hơi nhọn, có lông cứng ở cả 2 mặt. Mép có răng cưa to và nông. Lá tươi vò có mùi như trám và để lại màu xanh đen ở tay, lá có thể ăn như rau húng nên nhân dân có nơi còn gọi là húng trám.
- Cụm hoa hình đầu màu vàng, có cuống dài 5-10cm mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Cây sài đất trước đây mọc hoang, hiện nay được trồng tại nhiều nơi, trồng bằng những mẩu thân, rất dễ sống.
2. Thành phần hóa học của Sài đất
Cây chứa một ít tinh
dầu, nhiều muối vô cơ, có vị mặn.
3. Tác dụng và công dụng chữa bệnh của Sài đất
- Invitro thấy tác dụng kháng khuẩn của sài đất thấp nhưng thực tế trên lâm sàng thấy có tác dụng chữa khỏi những bệnh viêm nhiễm.
- Wedelolacton có tác dụng estrogen.
- Cây không có độc tính.
- Sài đất dùng để chữa những bệnh viêm nhiễm như viêm tuyến sữa, viêm bàng quang, viêm tai mũi họng, mụn nhọt, lở loét, phòng và chữa rôm sẩy.
- Dùng tươi: 100g rửa sạch, giã hoặc xay, ép lấy nước uống, bã dùng đắp nơi sưng đau, có nơi còn dùng nấu canh ăn để chữa bệnh.
- Có thể chế thành siro một mình sài đất hoặc phối hợp với kim ngân.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về cây Sài đất. Sài đất là một loài cây cỏ mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Mặc dù nguồn gốc bình dị nhưng nếu biết cách sử dụng thì Sài đất lại là một vị thuốc hữu ích, chữa được nhiều bệnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét